Chia sẻ 41. Thủ tục nhập khẩu hoa quả từ New Zealand về Việt Nam

1. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT
  • Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT
  • Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT (thay thế quyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV)

2. Thủ tục nhập khẩu hoa quả

  • Bước 1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu

Trước hết, doanh nghiệp cần phải xem mặt hàng hoa quả mình chuẩn bị nhập khẩu đã được phép nhập vào Việt Nam từ nước xuất khẩu hay chưa. Có thể kiểm tra thông tin này trên trang web của Cục bảo vệ thực vật: www.ppd.gov.vn

  • Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật

Nếu mặt hàng hoa quả được phép nhập khẩu vào Việt Nam từ nước xuất khẩu, cần xác định xem mặt hàng có thuộc diện phải xin giấy phép kiếm dịch thực vật hay không.

Danh sách các mặt hàng xem tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT: Những mặt hàng củ, quả, hạt sẽ cần xin giấy phép kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu.

Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin Giấy phép kiểm dịch thực vật trước khi hàng về.

Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép và Sales Contract

  • Bước 3: Đăng ký và làm Kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập.                                         – Đăng ký Kiểm dịch thực vật online trên hệ thống 1 cửa www.vnsw.gov.vn.                 – Hồ sơ đăng ký

+ Phyto gốc nước Xuất khẩu

+ Giấy phép kiểm dịch thực vật

+ Giấy đăng ký:

  • Lấy mẫu kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập
  • Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu nhập

3. Chi phí

Doanh nghiệp sẽ mất các chi phí sau để thông quan lô hàng hoa quả nhập khẩu:

  • Phí dịch vụ hải quan
  • Phí xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
  • Phí kiểm dịch thực vật + kiểm tra an toàn thực phẩm

Cre. Gold…

Chia sẻ 40. Khai báo thông tin tách vận đơn hàng chung cont khác loại hình

Văn bản quy định tách vận đơn:

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC) thì “Một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp một vận đơn khai cho nhiều tờ khai hải quan, nhiều vận đơn khai trên một tờ khai hải quan hoặc hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này”.

=> Theo đó Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan, người khai hải quan thông báo tách vận đơn với cơ quan hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 12 Phụ lục II thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, phản hồi việc tách vận đơn cho người khai hải quan ngay sau khi nhận được thông báo tách vận đơn. Người khai hải quan sử dụng số vận đơn nhánh đã được phản hồi để thực hiện khai tại ô Số vận đơn.

  • Trường hợp khai tách vận đơn:

– Hàng hóa cùng vận đơn của cùng đơn vị xuất nhập khẩu nhưng khác loại hình;
– Hàng hóa chung container, chung chủ hàng thực hiện lấy hàng làm nhiều lần.

  • Thời điểm khai báo:

Là trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu, việc khai báo tách vận đơn sẽ do một trong 2 đối tượng sau thực hiện:
❖ Người phát hành vận đơn hoặc người được người phát hành vận đơn ủy quyền.
❖ Người nhận hàng ghi trên vận đơn (người nhập khẩu)

  • HƯỚNG DẪN KHAI BÁO TÁCH VẬN ĐƠN

Từ menu “Tờ khai hải quan / Khai báo bổ sung” bạn chọn mục “Khai báo tách vận đơn” như hình sau:

TÁCH VẬN ĐƠN 1.PNG

Màn hình chức năng hiện ra:

TÁCH VẬN ĐƠN 2.PNG

Tiến hành nhập thông tin cho chứng từ, nhấn nút “Thêm vận đơn gốc” hoặc nhấn phím tắt F5 để thêm mới thông tin vận đơn gốc đang cần tách:

TÁCH VẬN ĐƠN 3.PNG

❖ Số vận đơn gốc: nhập vào số vận đơn gốc cần tách.

❖ Mã người phát hành:
– Trường hợp là người đề nghị tách vận đơn là người vận chuyển: Nhập
mã của người phát hành vận đơn đề nghị tách.
– Trường hợp là người nhận hàng ghi trên vận đơn: Nhập mã số thuế của
người nhận hàng ghi trên vận đơn (người nhập khẩu)

❖ Loại hàng: chọn loại hàng khai báo theo vận đơn, hàng rời hay hàng container.

❖ Số lượng vận đơn nhánh: nhập vào số lượng vận đơn nhánh mà bạn muốn tách, mỗi vận đơn gốc được tách tối đa thành 99 vận đơn nhánh.

❖ Phân loại tách: bạn chọn loại phân tách tùy vào trường hợp và ý nghĩa cụ thể như sau:

• Tách vận đơn cơ học: áp dụng khi hàng hóa có thể tách biệt theo đơn vị tính khai báo, có thể khai báo và lấy hàng đơn lẻ theo từng vận đơn mà không ảnh hưởng đến lượng hàng còn lại của vận đơn gốc.
Ví dụ 1 vận đơn gốc có 2 container hàng hóa, container 1 chứa mặt hàng A, container 2 chứa mặt hàng B thì có thể lấy tách thành 2 vận đơn để khai báo 2 tờ khai riêng biệt với mặt hàng A để lấy container 1 trước, mặt hàng B sau…

• Tách vận đơn lý thuyết: áp dụng trong trường hợp không thể tách biệt hàng hóa được đóng trong phương tiện chứa hàng theo vận đơn (container, kiện…) khi tách vận đơn và việc tách vận đơn chỉ phục vụ việc khai hải quan, khi lấy hàng phải lấy toàn bộ hàng hóa thuộc tất cả các vận đơn đã tách. Từ ý nghĩa của phân loại tách ở trên, phần mềm đưa ra hai cách nhập liệu vận đơn nhánh thuận tiện cho người dùng như sau:

  • Trường hợp 1: Tách vận đơn cơ học.

Khi bạn chọn phân loại tách vận đơn cơ học và nhập số lượng nhánh cần tách, phần mềm sẽ hiển thị giao diện để bạn nhập thông tin chi tiết cho các vận đơn nhánh. Các số vận đơn nhánh này được phần mềm tự động sinh ra theo cấu trúc được quy định = SỐ VẬN ĐƠN GỐC-SỐ NHÁNH (01 đến 99).
Ví dụ:

TACH VAN DON 4.png
Để nhập thông tin chi tiết cho vận đơn nhánh, bạn có thể nhập trực tiếp trong danh sách lưới, hoặc chọn vào vận đơn nhánh và nhấn nút “Chi tiết”.

TACH VAN DON 5.PNG

Bạn cũng có thể sử dụng chức năng copy vận đơn nhánh bằng cách chọn vận đơn nhánh cần copy, sau đó nhấn vào nút “Copy vận đơn nhánh”, sau khi copy tăng thêm vận đơn nhánh, phần mềm cũng sẽ tự động cộng thêm số lượng vào chỉ tiêu “Số lượng vận đơn nhánh”.

  • Trường hợp 2: Tách vận đơn lý thuyết.

Tách lý thuyết thì các thông tin về số lượng hàng, tổng trọng lượng hàng, đơn vị tính, danh sách container (nếu có) và thông tin người nhận, người gửi là giống nhau. Do đó, phần mềm hỗ trợ để người dùng không phải nhập lặp lại các thông tin đó trên các vận đơn nhánh khác nhau. Bạn chỉ đơn giản là nhập số lượng vận đơn nhánh, nhập một lần các thông tin người nhận, gửi, số lượng, trọng lượng…và Ghi lại. Lưu ý là số vận đơn nhánh vẫn được tự động tạo ra theo cấu trúc = SỐ VẬN ĐƠN GỐC – SỐ NHÁNH (01 đến 99).
Ví dụ vận đơn gốc: VANDONGOC, tách 2 nhánh thì số vận đơn nhánh tương ứng là: VANDONGOC-01, VANDONGOC-02. 

TACH VAN DON 6.PNG

Trường hợp thông tin người nhận người gửi khác nhau, bạn đánh dấu tích chọn vào mục:

TACH VAN DON 7.PNG

Lúc này phần mềm sẽ chuyển về giao diện nhập chi tiết từng vận đơn nhánh như đối với trường hợp tách vận đơn cơ học ở trên.

TACH VAN DON 8.PNG

Sau khi hoàn tất việc nhập liệu, bạn kiểm tra lại lần cuối để chắc chắn các thông tin đã chính xác, sau đó tiến hành gửi lên cơ quan Hải quan bằng cách nhấn vào nút “1.Khai báo tách vận đơn” và thực hiện Lấy kết quả phản hồi từ cơ quan Hải quan về. Sau khi khai tách vận đơn thành công, doanh nghiệp sử dụng số vận đơn nhánh đã tách để khai báo tại chỉ tiêu Số vận đơn trên tờ khai nhập khẩu.

Lưu ý: Hiện tại chưa có chức năng khai sửa, hủy chứng từ, do đó doanh nghiệp trước khi gửi lên cơ quan hải quan cần kiểm tra chính xác lại các thông tin khai báo.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Cty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

Trụ sở Hà Nội: Phố Đặng Thùy Trâm- Hoàng Quốc Viêt – Cầu Giấy-Hà Nội.
Điện thoại: 024.37545222, FAX: 024.37545223

  • Chi nhánh TP.HCM:

33A – Cửu Long- F.2-Tân Bình, TP.HCM.
Điện thoại: 028.35470355. FAX: 028.35470356

  • Chi nhánh Bình Dương:

B4-08 Cao ốc BICONSI ,Yersin ,Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Điện thoại: 0274.3848886, Fax: 0274.3848882

  • Chi nhánh Đồng Nai:

93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện thoại: 02518.871868, Fax: 02518.871866

  • Chi nhánh Đà Nẵng:

36 – Đào Duy Từ, Thanh Khê, TP.ĐÀ NẴNG .
Điện thoại: 0236.3868363, Fax: 0236.3868364

  • Tổng đài hỗ trợ (hỗ trợ khách hàng 24/7)

Miền Bắc: 19004767
Miền Nam – Miền trung: 19004768

Chia sẻ 39. Khai phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan TT, KC, TTR, LC (TT39)

Tham khảo 1.43 Phụ lục II TT39 – Phương thức thanh toán:

Nhập vào một trong các mã phương thức thanh toán sau:

“BIENMAU”: Biên mậu

“DA”: Nhờ thu chấp nhận chứng từ

“CAD”: Trả tiền lấy chứng từ

“CANTRU”: Cấn trừ, bù trừ

“CASH”: Tiền mặt

“CHEQUE”: Séc

“DP”: Nhờ thu kèm chứng từ

“GV”: Góp vốn

“H-D-H”: Hàng đổi hàng

“H-T-N”: Hàng trả nợ

“HPH”: Hối phiếu

“KHONGTT”: Không thanh toán

“LC”: Tín dụng thư

“LDDT”: Liên doanh đầu tư

“OA”: Mở tài khoản thanh toán

“TTR”: Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện.

“KC”: Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT)

***Lưu ý:

– Trường hợp thanh toán các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức thì nhập mã “KC” đồng thời nhập phương thức thanh toán thực tế vào ô “Chi tiết khai trị giá”;

– Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thì phương thức thanh toán khai “Khong TT”.

Chia sẻ 38. Định nghĩa mã HS

Hệ thống mã HS gồm 3 phần:

Các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo HS

Chú giải phần, chương, phân nhóm

Danh sách những Nhóm hàng (mã 4 chữ số) và phân nhóm hàng (mã 6 chữ số) được đặt ngay sau chú giải từng phần, chương, nhóm và phân nhóm tương ứng.

Danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN)

AHTN (Asean Harmonised Tariff Nomenclature) – Danh mục thuế quan hài hòa Asean là văn bản pháp lý của cộng đồng các quốc gia Asean thi hành chung Công ước HS về phân loại hàng hóa.

AHTN được xây dựng trên có sở tuân thủ hoàn toàn Danh mục HS ở cấp độ 6 chữ số và được chi tiết tới cấp độ 8 chữ số để các nước ASEAN thống nhất áp dụng trong việc xây dựng danh mục hàng hóa cũng như biểu thuế của từng nước.

AHTN, chi tiết ở cấp độ 8 chữ số được thông qua và chấp nhận về nguyên tắc vào ngày 01/01/2002 và hoàn thiện đưa ra thực hiện v7 và thứ 8 là của AHTN, tạo thành các phân nhóm Asean (với những điều ước Asean) bao gồm 10.800 dòng thuế thỏa mãn các yêu cầu của các nước Asean vào tháng 4 năm 2004, Trong đó 6 mã số đầu là mã số theo Công ước HS, mã số thứ 7 và thứ 8 cho mục đích ASEAN.

Cơ cấu danh mục AHTN bao gồm:

Danh mục AHTN có mã số 8 số phù hợp với phiên bản HS mới nhất trong đó có thêm mã số thứ 7 và thứ 8 cho mục đích ASEAN

Danh mục AHTN và chủ giải bổ sung (Supplementary Explanatory Notes) gọi tắt là chú giải SEN liên quan đến Phân nhóm ASEAN được đưa vào Nghị định thư và là một bộ phận không tách rời của danh mục AHTN.

Danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu Việt Nam (HS)

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng hoàn toàn danh mục HS và chi tiết ở cấp độ 8 chữ số hoàn toàn theo danh mục AHTN của ASEAN, và bao gồm hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Việt.

Cấu trúc Danh mục bao gồm:

  • Các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại
  • Các chú giải pháp lý của Phần, Chương và Phân nhóm
  • Danh mục chi tiết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

 

Danh mục chi tiết bao gồm 21 phần, 97 chương (trong đó Chương 77 là Chương dự phòng)

Như vậy, mã HS được sử dụng để khai báo hải quan là mã số hàng hóa được quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực tại thời điểm kê khai. Việc hiểu rõ định nghĩa và bản chất mã HS rất quan trọng trong việc xác định mã HS, tra cứu mã HS.

Chia sẻ 37. Tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần

Theo quy định, người khai hải quan có quyền yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng Thông báo trị giá hải quan 1 lần để sử dụng cho những lần tiếp theo, chỉ cần thỏa mãn điều kiện hàng hóa và mức giá không thay đổi so với lần trước đó đã tham vấn.

Căn cứ Điều 1 khoản 14 mục 6 điểm a Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định điều kiện để xác định Thông báo trị giá hải quan một lần, sử dụng nhiều lần có mức giá không thay đổi. Cục Hải quan TP.HCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan đề nghị thống nhất cách hiểu mức giá không thay đổi như sau:

– Có cùng nhà sản xuất, người xuất khẩu;

– Có cùng mức giá giao dịch (đã thỏa thuận, ghi trên hợp đồng và hóa đơn); cùng phương thức thanh toán;

– Có cùng cấp độ số lượng – cấp độ thương mại (căn cứ cấp độ số lượng mà nhà sản xuất, người xuất khẩu chào bán công khai và quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính);

– Có cùng điều kiện vận chuyển từ nước xuất khẩu đến Việt Nam;

– Giá thị trường của hàng hóa giống hệt không có biến động trong thời gian sử dụng Thông báo tham vấn một lần, sử dụng nhiều lần.

Chia sẻ 36. KHAI 1 TỜ KHAI CHO LÔ HÀNG CÓ 1 BILL, 2 INVOICE HOẶC NHIỀU INVOICE

– Theo khoản 1.c điều 18 thông tư 38/2015/TT-BTC: Trường hợp khai hải quan đối với lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai hải quan thì phải thỏa mãn khoản 7 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

“Khoản 7 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP:
a) Hàng hóa nhập khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, có một hoặc nhiều hóa đơn của một người bán hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, giao hàng một lần, có một vận đơn thì được khai trên một hoặc nhiều tờ khai hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, cùng bán cho một khách hàng và giao hàng một lần thì được khai trên một hoặc nhiều tờ khai hải quan.”

– Khi đó người khai hải quan lập Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, gửi kèm tờ khai hải quan đến Hệ thống.

– Phương thức khai báo trên Ecus theo hướng dẫn số 5484/TCHQ-GSQL (Bạn tải file bên dưới nhé)

+ Chỉ tiêu “phân loại hóa đơn”: Nhập mã B – Chứng từ thay thế hóa đơn thương mại.
+ Chỉ tiêu “số hóa đơn”: Nhập số bảng kê hóa đơn
+ Chỉ tiêu “ngày phát hành”: Nhập ngày phát hành bảng kê hóa đơn
+ Chỉ tiêu tổng trị giá hóa đơn: Nhập tổng trị giá của hóa đơn (Bằng tổng giá trị của tất cả hóa đơn có trong bảng kê)

Chia sẻ 35. 10 bước để hoàn thành việc mua hàng nhập khẩu thanh toán bằng phương thức L/C

Bước 1: Sau khi thống nhất về giá, các điều khoản mua hàng… và ký kết hợp đồng. Người mua (Người nhập khẩu) ra ngân hàng xin mở L/C. Hồ sơ khá đơn giản gồm: Commercial contract, GIẤY ĐỀ NGHỊ PHÁT HÀNH TÍN DỤNG THƯ (DOCUMENTARY CREDIT APPLICATION), GIẤY ĐỀ NGHỊ NGÂN HÀNG BÁN NGOẠI TỆ… Luôn lưu ý là L/C do người mua làm chứ không phải người bán (người Xuất khẩu) làm.

Bước 2: Căn cứ vào Đơn xin mở L/C, ngân hàng mở thư tín dụng (Ngân hàng phát hành) sẽ lập một thư tín dụng, bao gồm tất cả những chỉ dẫn cho người bán liên quan đến việc vận chuyển hàng.

Bước 3: Sau đó, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ gửi thư tín dụng cho ngân hàng của bên bán, yêu cầu ngân hàng này xác nhận. Ngân hàng này có thể do người xuất khẩu chỉ định hoặc do ngân hàng mở L/C lựa chọn chi nhánh của mình làm ngân hàng xác nhận.

Bước 4: Ngân hàng xác nhận sẽ gửi thư xác nhận cùng với thư tín dụng đã được lập cho người xuất khẩu.

Bước 5: Người bán sau khi kiểm tra các điều khoản ghi trong thư tín dụng, sẽ:

– Thông báo ngay cho người mua Nếu người bán KHÔNG đồng ý với bất kỳ một điều kiện nào để người mua Tu chỉnh L/C kịp thời.

Vd: Người bán ở Taiwan mà người mua ở Việt nam yêu cầu trong L/C tại trường 46A – Documents Required là: C/O form E thì người bán khó có thể thực hiện được.

– Check lịch tàu container hoặc ký hợp đồng vận tải (nếu là hàng rời).

Bước 6: Người bán nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng đến đúng cảng hoặc sân bay quy định trong L/C. Thời điểm giao hàng phải trước Ngày giao hàng cuối cùng quy định tại Trường 44C – Latest Date of Shipment.

Bước 7: Khi hàng đã được xếp lên tàu / máy bay, người xuất khẩu phải có nghĩa vụ hoàn chỉnh bộ chứng từ gửi hàng theo yêu cầu và hướng dẫn trong thư tín dụng, thời hạn xuất trình chứng từ để nhận tiền được quy định rõ trong thư tín dụng tại Trường 48 – Period for presentation.

Bước 8: Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng xác nhận.

Bước 9: Ngân hàng xác nhận kiểm tra chứng từ nếu không có gì trục trặc sẽ thông báo kết quả kiểm tra cho ngân hàng người nhập khẩu. Ngân hàng này sau khi kiểm tra nếu thấy bộ chứng từ đã hoàn chỉnh thì gửi cho người nhập khẩu. Việc thanh toán cho người bán tại thời gian nào sẽ được quy định trong L/C, có thể là at sight (Trả ngay khi hồ sơ hợp lệ, hoặc sau bao nhiêu ngày).

Bước 10: Người mua sẽ làm các thủ tục còn lại với ngân hàng phát hành L/C để nhận bộ chứng từ thanh toán để tiến hành thủ tục hải quan nhập hàng.

Nguồn: Đàm Việt

Chia sẻ 34. Cách khai phí CIC/EIS, phí chứng từ D/O, phí vệ sinh cont trên tờ khai hải quan – phần mềm Ecus5-vnaccs

Theo công văn 1237/TCHQ-TXNK ngày 08/03/2018. Các bạn phải khai các phí như D/O phí vệ sinh cont và phí CIC/EIS vào trong trị giá hàng hóa trên tờ khai hải quan. Cách làm như sau:

  • Cách 1: Khai tách rời từng khoản điều chỉnh:

1. Mục các khoản điều chỉnh – Tờ khai trị giá – Tap: Thông tin chung 2
Mã tên:
 N
Mã phân loại: AD – Công thêm số tiền điều chỉnh.
Mã đồng tiền: Chọn loại tiền mà bạn khai báo.
Trị giá khoản điều chỉnh: Nhập trị giá CIC, D/O và vệ sinh cont (chưa VAT)
Chi tiết khai trị giá: ghi thêm dòng:
N1: Phí CIC …. USD
N2: Phí chứng từ (D/O) …. USD
N3: Phí vệ sinh container …. USD
(để giải thích N là phí gì)

Lưu ý: Phí THC (Phí bốc, dỡ, xếp hàng) chưa yêu cầu phải cộng.

1.png

2. Mục phân bổ phí – Tap: Danh sách hàng
Các khoản phân bổ: Chọn áp dụng cho tất cả dòng hàng.

2.png

  • Cách 2: Khai gộp chung các khoản điều chỉnh: (sử dụng trong trường hợp quá nhiều khoản điều chỉnh)

– Tương tự như cách 1 nhưng bạn chỉ cần khai báo 1 chữ N: rồi cộng tổng tất cả các khoản điều chỉnh vào. Mục chi tiết khai trị giá vẫn phải giải thích ra:
N gồm: Phí CIC…. USD, Phí chứng từ….USD, Phí vệ sinh container….USD
– Các khoản phân bổ: Chọn áp dụng cho tất cả dòng hàng. (tương tự cách 1)

Lưu ý:
– Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách khai đều được.
– Nếu trường hợp doanh nghiệp nào khai mã phân loại trị là là số 7 (công ty mẹ công ty con) thì thực hiện như sau:
+ Ô 1 khai ký tự “N”; Ô 2 khai ký tự “DP”; Ô 3 nhập mã đơn vị tiền tệ; Ô 4 nhập tổng giá trị các khoản điều chỉnh, sau đó nhập vào tổng giá trị tính thuế bằng tay vào hệ thống.
+ Chi tiết khai trị giá: nhập tóm tắt số tiền của từng khoản điều chỉnh, ví dụ, CIC (1.270.000 vnđ). Cách này bạn phải tính tay tổng trị giá rồi nhập vào hệ thống sẽ hơi bất tiên. Vì vậy, có cách khai báo khác, thao khảo phần comment của Mod @richkingng ở bên dưới nhé.
– Bài viết này hướng dẫn cách khai báo, bạn nào muốn thảo luận tại sao phải cộng phí này thì tham gia topic này nhé:
http://webxuatnhapkhau.com/hoang-ma…-phi-d-o-thc-vao-tri-gia-tinh-thue.t3689.html

1.jpg
2.jpg

CHIA SẺ 33. (Updated Sept.) HÀNG DỆT MAY VÀ CÁC SP CÓ SỬ DỤNG VẢI – CHƯA CB HỢP QUY VÀ KTCLNN

Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 ban hành có hiệu lực từ ngày 01/05/2018 ban hành QCVN: 01/2017/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng FORMALDEHYT và các AMIN thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm AZO trong sản phẩm DỆT MAY.

Tuy nhiên, ngày 26/04/2018, Thông tư 07/2018/TT-BCT được ban hành và sửa đổi thời gian hiệu lực của thông tư 21 trên từ 01/05/2018 -> 01/01/2019.
=> Hiện tại nhập khẩu bình thường.

CHIA SẺ 32. CẬP NHẬT VỀ KHAI BÁO PHỤ PHÍ VÀO TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NK

Cập nhật 16/03/2018: TCHQ HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI BÁO TRÊN HẢI QUAN PHẦM MỀM KHAI HẢI QUAN ECUS5 – VNACCS: CÁCH cộng PHÍ D/O, PHÍ CIC, PHÍ VỆ SINH CONTAINER (phí local charge)… VÀO TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NK.

Tham khảo Công văn 1395/TCHQ-TXNK ngày 16/03/2018 V/v Chi phí vận tải (Cộng hay Không cộng các khoản chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên và hướng dẫn khai báo các loại phí này trên phần mềm khai hải quan)

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ hướng dẫn DN thực hiện khai báo chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên NẾU các khoản chi phí này thuộc khoản điều chỉnh cộng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC.

TCHQ phân tích, phí CIC/EIS NẾU thỏa mãn đủ các điều kiện liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên: (Cửa khẩu nhập đầu tiên đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.)

     – Do người mua thanh toán.
     – Chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán.
     – Sẽ phải thanh toán.

Có số liệu khách quan, định lượng được.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì là khoản phí phải cộng vào trị giá hàng NK. NẾU không đáp ứng một trong ba điều kiện thì KHÔNG phải cộng vào trị giá hàng hóa NK.

— Cách khai phụ phí tại POD —

30221699_472546446481567_5857156668034383872_n.jpg